Khi thiết kế chùa, việc tuân thủ các nguyên tắc kiến trúc và phong thủy là rất quan trọng để đảm bảo sự hài hòa, tính tâm linh và không gian trang nghiêm. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản cần nắm chắc mà AVACO gửi đến chủ đầu tư khi  thiết kế chùa và xây dựng chùa:

1. Khi thiết kế chùa cần chú ý nguyên tắc về phong thủy

  • Vị trí địa lý: Chùa nên được xây dựng ở vị trí yên tĩnh, trên cao hoặc gần sông nước, tạo sự thanh tịnh và kết nối với thiên nhiên. Địa hình phải có điểm tựa phía sau (núi, đồi) và mặt trước thoáng rộng (nhìn ra sông hoặc đồng cỏ).
  • Hướng chùa: Thông thường, chùa được xây hướng nam hoặc đông nam để đón ánh sáng mặt trời, tạo cảm giác tươi mới, thuần khiết và năng lượng tốt.

Thiết Kế Chùa Đền Xá – Ân Thi Hưng Yên

2. Bố Cục Tổng Thể Của Thiế Kế Chùa

 

nguyen-tac-khi-thiet-ke-chua
Nguyên Tắc Khi Thiết Kế Chùa

Cấu trúc phân chia không gian trong thiết kế chùa bao gồm: Bố cục chùa thường có các phần chính là  Cổng Tam quan, sân chùa, nhà bái đường, nhà chính điện và hậu đường.

  • Cổng Tam Quan: Đây là cổng chính dẫn vào chùa, gồm ba lối đi tượng trưng cho “Tam giải thoát môn” (Giới, Định, Tuệ). Cổng Tam Quan thường có kiến trúc cao rộng, với các mái ngói cong và các chi tiết trang trí đặc trưng Phật giáo.
  • Nhà Bái đường (Tiền đường): Là khu vực tiếp giáp giữa sân và chính điện, nơi các Phật tử dâng hương và hành lễ trước khi vào chính điện. Nhà bái đường thường có kiến trúc giản dị nhưng trang nghiêm, với nhiều tượng và vật thờ liên quan đến Phật giáo.
  • Nhà Chính điện: Đây là trung tâm tâm linh của ngôi chùa, nơi thờ tượng Phật chính và tổ chức các nghi lễ quan trọng. Không gian chính điện thường rộng rãi, trang nghiêm, với các bức tượng Phật lớn và hệ thống đèn nến tạo cảm giác tôn kính.
  • Hậu đường: Là khu vực phía sau chính điện, nơi thờ tổ sư, các vị thần bảo hộ và các vật dụng tôn giáo quan trọng. Hậu đường cũng có thể là nơi lưu trữ kinh sách và nơi tu hành của các nhà sư.

Bố cục tổng thể trong thiết kế chùa: Trong kiến trúc chùa, bố cục đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh giá trị văn hóa, tôn giáo và thẩm mỹ. Dưới đây là một số kiểu bố cục phổ biến của chùa:

  • Bố cục “Nội công ngoại quốc” (內工外廓): Bố cục này có hình dạng như chữ “工” trong tiếng Hán, với hai dãy nhà song song và chính điện nằm ở giữa. Hai hành lang bao quanh tạo nên không gian kín đáo. Bố cục bên ngoài được thiết kế bao quanh khu vực chính, tạo thành một vòng bảo vệ. Điều này tượng trưng cho sự bảo vệ và cát tường. Thường được sử dụng trong các ngôi chùa lớn, có không gian rộng, mang tính chất thâm nghiêm và thanh tịnh.
phong-thuy-trong-thiet-ke-va-xay-dung-chua
Bố Cục Thiết Kế Chùa Nội Công Ngoại Quốc
  • Bố cục hình chữ “Đinh” (丁): Bố cục này có hình dáng giống chữ “Đinh” (丁) trong tiếng Hán. Tiền đường (bái đường) nằm ngang, chính điện ở phía sau và nối với tiền đường qua một gian nhà nhỏ. Đây là kiểu bố cục phổ biến trong các ngôi chùa ở Việt Nam, tạo ra sự cân đối và hài hòa giữa các khu vực thờ cúng và không gian thiền.
  • Bố cục hình chữ “Công” (工): Kiểu bố cục này tạo thành hình chữ “Công”, với hai dãy nhà ngang ở phía trước và sau, trong khi chính điện nằm giữa, tạo không gian hình chữ nhật. Thường được sử dụng ở các ngôi chùa lớn, với nhiều khu vực chức năng khác nhau. Bố cục này tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các không gian thờ cúng, thiền định và sinh hoạt.
  • Bố cục hình chữ “Tam” (三): Kiểu bố cục này bao gồm ba khu vực chính nằm trên cùng một trục thẳng, thường là Tam Quan, tiền đường, và chính điện. Thường xuất hiện trong các chùa có diện tích hẹp nhưng vẫn muốn giữ sự cân đối và mạch lạc trong bố cục.
  • Bố cục hình chữ “Khẩu” (口): Bố cục này có hình chữ “Khẩu” (口), tức là các khu vực kiến trúc tạo thành một không gian hình vuông hoặc hình chữ nhật, bao quanh một sân giữa. Kiểu bố cục này tạo ra không gian yên tĩnh và thanh tịnh bên trong chùa, bảo vệ khỏi các yếu tố bên ngoài.
  • Bố cục phân tầng (tầng bậc): Chùa được thiết kế theo nhiều tầng, từ thấp lên cao. Các khu vực như Tam Quan, bái đường, chính điện, và hậu đường được bố trí theo thứ tự tăng dần về độ cao, tượng trưng cho con đường đi lên của Phật giáo. Kiểu bố cục này thường xuất hiện ở những ngôi chùa nằm trên đồi núi, tạo cảm giác thiêng liêng khi khách hành hương phải “leo” từng bước để tới khu vực thờ chính.
  • Bố cục liên hoàn: Bố cục này không tuân theo một trục cố định mà các khu vực kiến trúc có thể kết nối một cách linh hoạt. Sân, hành lang, và các khu thờ phụng được kết nối với nhau qua lối đi hoặc cầu nhỏ. Bố cục này thích hợp cho các ngôi chùa nằm trên địa hình phức tạp, tạo sự đa dạng và phong phú trong không gian kiến trúc.

Thiết Kế Chùa Quán Thế Âm – Lâm  Đồng

Không gian mở: Tuỳ thuộc vào địa hình xây dựng chùa, giữa các khu vực thường có không gian mở (sân chùa, hồ nước) để tạo cảm giác thoáng đãng và giúp kết nối với thiên nhiên.

3. Chi tiết kiến trúc truyền thống trong thiết kế chùa

Hệ mái: Mái chùa là yếu tố đặc trưng với các tầng mái chồng lên nhau, tạo cảm giác bề thế. Mái cong vút ở đầu, biểu tượng của sự thanh thoát và uyển chuyển. Ở trên mái có sự xuất hiện của những hình ảnh con giống đều được làm từ đất nung hoặc vữa truyền thống, còn ở các bờ nóc có đặt gạch hoa chanh, đỉnh mái được gắn với con kìm (cá chép hóa rồng, rồng,…) ở 2 phần đầu bờ nóc,…. Có hệ thống mái đỡ hiên được làm bằng cây kẻ, bẩy, mái thường được lợp với ngói mũi hài, kiểu 4 mái hoặc 8 mái cong.

thiet-ke-xay-dung-chua-viet-nam-quoc-tu
Thiết Kế Chùa – Mái Ngói Vuốt Đầu Đao Chùa Việt Nam Quốc Tự

Cột và kèo: Cột và kèo trong chùa thường được làm bằng gỗ, chạm khắc tinh xảo với các hoa văn truyền thống như hoa sen, rồng, phượng.

Cửa và hành lang: Cửa chính của chùa thường lớn, được chạm khắc biểu tượng Phật giáo như hoa sen, chữ vạn (卐)…. Hành lang xung quanh chính điện vừa giúp dẫn gió, ánh sáng vào bên trong, vừa tạo không gian thiền tịnh.

4. Bảo tồn và phát huy văn hóa địa phương

Khi thiết kế Chùa nên phản ánh được văn hóa và giá trị truyền thống của địa phương. Cần kết hợp hài hòa các yếu tố kiến trúc cổ truyền với nhu cầu sử dụng hiện đại để tối đa hoá công năng sử dụng. Những nguyên tắc này không chỉ đảm bảo yếu tố thẩm mỹ mà còn giúp duy trì giá trị tâm linh và văn hóa đặc thù của thiết kế kiến trúc chùa.

Chùa Bửu Liên Quang - Long An

5. Dịch vụ thiết kế kế chùa của Công Ty Kiến Trúc Xây Dựng AVA

Với đội ngũ kiến trúc sư giàu kinh nghiệm và tâm huyết , AVACO cung cấp dịch vục thiết kế kiến Chùa trọn gói bao gồm:

– Khảo sát hiện trạng: Nghiên cứu kỹ lưỡng kiến trúc, cảnh quan, phong thuỷ vị trí xây dựng.

– Lập bản vẽ thiết kế: Thiết kế chi tiết các hạng mục kiến trúc, đảm bảo hài hòa với tổng thể và đáp ứng nhu cầu sử dụng.

– Làm mô hình 3D: Tạo mô hình 3D trực quan giúp khách hàng dễ dàng hình dung và điều chỉnh thiết kế theo ý muốn.

– Thi công và giám sát thi công: Hỗ trợ thi công và giám sát thi công để đảm bảo chất lượng công trình theo đúng thiết kế.

 Bảo Hành: Bảo hành công trình lên đến 10 năm kể từ ngày bàn giao.AVACO cam kết mang đến dịch vụ thiết kế chùa chuyên nghiệp, uy tín với chất lượng hàng đầu. Đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn và phù hợp với tổng thể kiến trúc. Sử dụng vật liệu cao cấp, thi công chuẩn mực, đảm bảo độ bền đẹp cho công trình.

______________________________

Mọi yêu cầu tư vấn và thiết kế Chùa và xây dựng Chùa vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Kiến trúc xây dựng AVA
Website: https://thietkechuathap.com.vn/
Email: avaco.com.vn@gmail.com
Hotline: 0909 111 586 (KTS. Lê văn Đạt)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Giờ làm việc08:00-17:30 ▪︎ CN: Nghỉ

  • Tư vấn & Báo giá0909 111 586avaco.com.vn@gmail.com